Hoạt động Đảng - Đoàn thể

09:55 | 22/10/2021

Tọa đàm khoa học “ Bác Hồ với Hải Phòng ”

Nhà ga Hải Phòng nới vinh dự được giao nhiệm vụ đón và đưa Bác trở về Hà Nội an toàn trong ngày 21 tháng  10 năm 1946.

   Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội dài 102 km được Thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901. Sau 1 năm đoạn đường này được hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ ngày 16-6-1902. Trước khi tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội  được đưa vào khai thác, việc đi lại giữa Hà Nội và Hải Phòng được tiến hành bằng thuyền theo đường sông Hồng, mùa mưa phải mất 18 giờ, mùa cạn phải mất 24 đến 48 giờ. Khi đường sắt được khai thông thì việc đi lại giữa hai địa phương chỉ mất 4 giờ. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác khi đó là một phương tiện vận tải hiện đại, tuyến đường này trở thành một chiếc cầu nối liền nhiều vùng của đất nước. Nó tạo điều kiện và thúc đẩy sự giao lưu thương mại, văn hóa giữa những vùng nó đi qua. Không chỉ thúc đẩy sự giao lưu giữa các vùng trong phạm vi Việt Nam, tuyến đường Hải Phòng Hà Nội- Lào Cai - Vân Nam đi qua nhiều vùng khác nhau của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, do đó nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trao đổi thương mại, văn hóa giữa hai nước.  Nhiều công nhân Việt Nam được mộ sang Trung Quốc xây dựng đoạn đường Lào Cai - Côn Minh đã ở lại định cư trên đất bạn và sau này trở thành những cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

  Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công  khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có Sở Hỏa xa. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của ngành giao thông vận tài đường sắt, ngay khi hòa bình lập lại, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương khôi phục và đẩy mạnh hoạt động của các tuyến đường sắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, đường sắt được khôi phục nhanh chóng đã trở thành phương tiện giao thông chính của nhân dân, phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho các ngành kinh tế quốc dân. Tuyến đường sắt Hầ Nội - Hải Phòng và ga Hải Phòng đã đi vào  hoạt động để phục vụ quốc kế dân sinh.

 Theo hồi ký “ Bác Hồ trong lòng đồng bào chiến sỹ Hải Phòng ”  xuất bản năm 1990 của các đồng  lão thành cách mạng Hải Phòng Vũ Quốc Uy, Nguyễn Khắc Phong, Vương Thế Dũng và Hồi ký của ông Hà Đăng Ấn nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt người có mặt trên chuyến tàu đặc biệt đưa từ Hải Phòng về Hà Nội  ngày 21/10/1946 ( trong cuốn “ Nhân chứng và Sự kiện” do ngành đường sắt Việt Nam xuất bản năm 1996) . Đã kể lại những sự kiện về chuyến tàu lịch sử đưa Bác về Hà Nội như sau:

     Ngay sau khi đất nước ta dành được độc lập  các thể lực ngoại bang bọn phản động trong nước lại có mưu đồ đô hộ đất nước ta một lần nữa. Trong tình thế thù trong giặc ngoài ngày 31 tháng 5 năm 1946 bác Hồ  đáp máy bay sang Pháp mở cuộc đấu tranh ngoại giao để giữ gìn nền độc lập non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hóa. Vào khoảng trung tuần tháng 10 năm 1946 quân và dân Hải Phòng đang rầm rộ xuống đường đấu tranh ngăn chặn mưu đồ khiêu khích, lấn chiếm, gây chiến của thực dân Pháp và  khẩn tơng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Giữa lúc này quân và dân thành phố  nhận được kế hoạch Bác Hồ kính yêu đang  về nước bằng tàu biển dự kiến cấp cảng Hải Phòng ngày 20, 21 tháng 10 năm 1946. Thành phố Hải Phòng thành lập  ban đón tiếp đề ra chương trình đón tiếp trọng  thể khi Người về đến Hải phòng. Sở Hoả xa cũng  được giao nhiệm vụ chuẩn bị chuyến tàu  đặc biệt đưa Bác về Hà Nội.

  Để chuẩn bị cho đoàn tàu đưa Bác về Hà Nội lúc bấy giờ Sở Hoa xa có 5 Quận quản lý. Chuyến tàu đón Bác từ Hải Phòng về Hà Nội thuộc  địa hạt quản lý của của Quận 1 tại khu vực Hà Nội, Quận 5 tuyến Hải phòng - Lào  Cai. Khi ấy Đoạn toa xe Hà Nội  thuộc Quận 1 đã được giao nhiệm vụ khẩn  trương sửa chữa, chuẩn bị  đoàn toa xe đi đón  Bác. Toa xe công vụ là xe danh riêng để Bác tiếp khách và nghỉ ngơi được chuẩn bị và tân trang chu đáo. Quận 1 còn được giao chuẩn bị  đầu máy Pacific chạy từ ga Hải Dương về ga Hà Nội. Quận 5 được giao nhiệm vụ khẩn trương gia cố, sửa chữa cầu đường đảm bảo chạy tàu an toàn tuyệt đối và  chuẩn bị  đầu máy hơi nước Lourde chạy từ ga Hải Phòng đến ga Hải Dương. Đoàn tàu đón Bác về Hà Nội được đưa từ Hà Nội xuống Hải Phòng.Lúc bấy giờ để hòa hoãn với thực dân Pháp nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị cho kháng chiến theo  Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 giữa Chính phủ ta với thực dân Pháp tại Hải phòng có sự đồn trú của quân đội Pháp  nhà ga lại thuộc về chủ người Pháp nên  tình hình an ninh trật tự có nhiều phức tạp, nhưng công tác an ninh trật tự  được đã được các lực lượng Công an và tư vệ chăm lo chu đáo.Trước đó đồng chí Vũ Quốc Uy Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã giao trách nhiệm cho đồng chí Lê Bảo, phụ trách công đoàn và Chi bộ Đảng nhà ga chuẩn bị chuyến tàu đặc biệt để đưa Bác về thủ đô Hà Nội. Về danh nghĩa, chủ nhà ga là một người Pháp. Nhưng ủy ban tự quản, tự vệ, công đoàn nắm các khâu then chốt trong nhà ga. Người sếp ga chưa hẳn đã hoàn toàn đồng tình với các tổ chức của người Việt Nam, nhưng cũng không phản đối những việc chuẩn bị chuyến tàu đặc biệt của công dân Việt Nam. Anh em tìm mọi cách huy động các nguồn tài chính, tuyển chọn những người thợ lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, lo chuẩn bị mọi mặt. Từ tối ngày 19-10, anh em đã treo đèn, kết hoa và cử đội tự vệ phối hợp với công an xung phong bảo vệ khu vực nhà ga thật nghiêm mật. Anh công nhân lái tàu Nguyễn Thái được SỞ Hỏa xa cử về. Anh vốn là một người lái tàu lâu năm, có kỹ thuật cao, kinh nghiệm nhiều. Chính anh Nguyễn Thái đã nhiều lần lên tàu kiểm tra, lái thử. Vì một trong những yêu cầu của người lái không những bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chuyến tàu mà còn phải đóng phanh, dừng tàu đúng những địa điểm các địa phương ở hai bên đường 5 bố trí đón Bác Hồ. Khoảng 14h giờ ngày 20 tháng 10 năm 1946 chuyến ô tô ray cuối cùng đã đến Hải Phòng tất cả các đại biểu Trung ương và các đia  phương đã tập trung đầy đủ, trong đó có các đồng chí Tôn Đức Thắng, Nguyên Văn Linh,  Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Tố.

   Sau khi dự buổi mit tinh với nhân thành phố Hải Phòng tại vườn hoa Sông Lấp. Bác vẫy tay tạm biệt đồng bào, nhanh nhẹn rời khỏi kỳ đài, đi xe thẳng ra ga trở về Hà Nội. Hầu hết các đại biểu Hải Phòng và các tỉnh đều ra ga tiễn Bác Hồ. Bác đi bắt tay từng đại biểu rồi đúng 11 giờ Người lên tàu. Sau ít phút chuẩn bị, tàu kéo một hồi dài và bắt đầu chuyển bánh. Đồng bào Hải Phòng lưu luyến vẫy tay tạm biệt Bác Hồ. Bác ra tận cửa đứng vẫy tay chào đáp lại tấm lòng của bà con đất Cảng thân yêu. Tàu chạy đến đâu, nhân dân tụ tập vẫy tay hoan hô ở đấy. Không khí dọc đường 5 trong ngày 21-10 thật sôi động khác thường. Phóng viên báo Dân chủ đã ghi lại khá tỉ mỉ cuộc hành trình của chuyến xe lửa đặc biệt: “Đoàn xe lửa thét còi, chuyển bánh. Máy phát thanh trên xe tường thuật cuộc hành trình khởi đầu ở ga Hải Phòng. Tàu chạy, người ta hoan hô vẫy tay, tung mũ… miệng không ngớt hoan hô, mắt không rời toan xe cuối cùng: toa chở Hồ Chủ tịch. Tàu ra khỏi ga An Dương, sự đón tiếp của vùng quê lại càng cảm động. Mỗi nhà ga, mỗi một gốc cây, mỗi quán nước bên đường xe lửa là một cổng chào rực rỡ, là những đồng bào từ làng, từ xã ra chào đón, hằng mong được trông thấy vị Chủ tịch thân yêu.”Tàu dừng ga Thượng Lý chừng ba mươi phút. Hồi 12 giờ 10 phút, tàu chạy vào ga Phú Thái trong rừng cờ đỏ của nhân dân vẫy chào 12 giờ 30 phút, tàu rời ga Lai Khê rực rỡ cờ hoa. Đồng bào xung quanh kể cả nhân dân tận vùng quê xa xôi Đông Triều, Kim Thành cũng về từ sớm để đợi đón Bác Hồ. Ga Hải Dương đã dựng sẵn một diễn đàn cao trước cửa. Cờ hoa và hàng vạn quần chúng tụ tập cả trong và ngoài sân ga. Dưới sự điều khiển khéo léo của anh công nhân Nguyễn Thái, tàu từ từ đi vào ga và dừng lại. Toa chở Bác Hồ dừng đúng lễ đài có thảm đỏ. Các đại biểu Hải Dương mời Bác xuống nghỉ chân và dự cuộc mít tinh với đồng bào. Sau khi ngỏ lời cảm tạ tấm lòng của nhân dân Hải Dương, Bác nhắc tới vũ khí đoàn kết sẽ làm cho Việt Nam vượt mọi chở lực. Cũng như nói với đồng bào Hải Phòng trong cuộc mít tinh, Bác Hồ lại nói: “ Đồng bào chờ tôi đã lâu, trời nắng, khát nước, bụng đói. Vậy đã đến lúc đồng bào trở về ăn cơm”. Nhân dân vô cùng cảm động, lưu luyến tiễn đưa Người. Tại đây có cuộc “bàn giao” của đại biểu ga Hải Phòng với nhà ga Hải Dương và các đồng chí phụ trách chuyến tàu “đặc biệt”. Tàu qua các ga Cẩm Giàng, Lạc Đạo, Đình Dù… Đúng 15 giờ 5 phút tàu từ từ tiến vào ga Hà Nội. Chuyến tàu đặc biệt đưa Bác Hồ tới thủ đô Hà Nội một cách an toàn trong niềm vui sướng dạt dào của đồng bào thủ đô và đồng bào cả nước.Trên chuyên tàu có nhiều nhà báo nước ngoài viết cho các hẵng tin, các tờ báo phương Tây, thái độ của họ rất kênh kiệu khi đi theo để đưa tin.  Nhưng khi Bác tiếp họ với phong cách ung dung, họ trở thành những con người nhũn nhặn. Họ càng kính phục khi Bác trả lời lúc bằng tiếng Anh, lúc bằng tiếng Pháp theo yêu cầu của họ một cách đễ hiểu, lưu loát.
 
 Sự kiện Bác Hồ đi chuyến xe lửa đặc biệt từ thành phố cảng Hải Phòng an toàn về tới thủ đô Hà Nội đã có ý nghĩa sâu sắc đối với nhân dân hai bên đường 5. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân mặt trận đường 5 đã làm nên những kì tích lịch sử. Khi hòa bình lập lại, chính Bác Hồ từ thủ đô Hà Nội về Hải Phòng đã viết bài “Đường số 5 anh dũng”
   
Về đến Hà Nội, Bác Hồ vẫn nhớ đến Hải Phòng, nhớ đến “cuộc đón tiếp vô cùng nhiệt liệt và thân mến”. Nhân dân các thành phố và các làng lân cận đến chờ đợi hai, ba ngày để đón Hồ Chủ tịch. Suốt đường Hải Phòng- Hà Nội đen nghịt người. Bác Hồ gửi thư cho các cháu thiếu nhi nói lên niềm  xúc động của người “Khi Bác về đến Tổ quốc, từ Hải Phòng đến Hà Nội, các cháu đem nhau đi đón Bác, có lẽ hơn 10 vạn cháu. Tay cầm cờ đỏ sao vàng, đứng ngập hai bên đường, hai bên bờ ruộng. Reo cười, ca hát vui vẻ như một đàn chim”.
   
Những hình ảnh về cuộc mít tinh, các cuộc đón tiếp Bác Hồ đã được ông Võ An Đạm và hiệu ảnh Quang Minh ghi lại khá đầy đủ và trưng bày kịp thời. Các tầng lớp nhân dân nô nức đến xem với thái độ hết sức trân trọng, phấn khởi. Lời dạy của Bác: “Hải Phòng trở thành một thành phố gương mẫu của cả nước” đã thôi thúc mọi người phấn đấu bảo vệ và xây dựng “Hải Phòng phải là một thành phố thịnh vượng mà chủ quyền kinh tế ở tay ta”. Mọi người đều tin rằng “với sự đồng lao cộng tác của mọi giai cấp, với sự nỗ lực cuả mọi phần tử, nhất định Hải Phòng trở nên một thành phố gương mẫu”.  
   
Sự kiện Bác Hồ đi tàu  hoả trừ Hải Phòng về Hà Nội có ý nghĩa sâu sắc với nhân dân các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Bác Hồ tạm biệt Hải Phòng nhưng hình ảnh của người vẫn đậm nét trong tâm khảm người dân đất Cảng. Một  cuộc đón tiếp nhưng cùng là một cuộc đấu tranh bằng sức mạnh của nhân dân để chống lại mưu mô cướp  nước ta một lần nữa của thực dân Pháp và để thực thi  Tạm ước ngày 14/9/1946 Bác Hồ đã ký  với  Chính phủ Pháp tại Paris. Sử kiện Bác Hồ đi tàu  trở về Thủ đô cũng minh chứng cho  sự tốn kính, uy tin của Bác, của Đảng ta trước nhân dân và  gây uy tín với dư luận Quốc tế.
   Sau chuyến đi tàu từ Hải Phòng về Hà Nội ngày 18/11/1946 Bác Hồ đã gửi  thư cho cán bộ công nhân viên ngành  đường sắt như sau :

      Gửi ông Giám đốc Sở Hoả xa Việt Nam (Do ông Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính chuyển giao)

Về dịp tôi ở Pháp trở về nước, chuyến tàu riêng tôi đi từ Hải Phòng đến Thủ đô được xếp đặt một cách rất chu đáo. Được như vậy là nhờ anh em công nhân Sở Hoả xa đã tận tâm trong việc đón tôi.

Vậy tôi có lời thân ái khen ngợi và cảm ơn các anh em công nhân hoả xa, nhất là những anh em đã phụ trách chuyến tàu riêng tôi đi ngày 21 tháng 10 năm 1946.

Công việc hoả xa là một công việc quan trọng trong sự kiến thiết nước nhà. Tôi mong anh em sở hoả xa lúc nào cũng đoàn kết, cố gắng để làm tròn nhiệm vụ.

Xin nhờ ông chuyển lời tôi cho các anh em.

Kính thư

Hồ Chí Minh

 

   Sự kiện Bác đi tàu về Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 1946 đã được ngành Đường sắt lấy làm ngày truyền thống của ngành và luôn là niềm tự h