Khoa học - Công nghệ

13:16 | 06/05/2016

Khái quát về công trình xử lý nước thải, các phương pháp xử lý nước thải cơ bản đang được áp dụng

Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đường sắt, tránh bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, các đơn vị trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần thiết đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, có công nghệ phù hợp với chất lượng nước thải đầu vào và mức độ xử lý nước thải đầu ra. Do vậy, việc tìm hiểu các khái niệm ban đầu về công trình xử lý nước thải cũng như các phương pháp cơ bản để xử lý nước thải đạt yêu cầu là cần thiết.

Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với mỗi hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải, tổng mức xử phạt có thể tới 2.000.000.000 đồng kết hợp với các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp bắt buộc khắc phục hậu quả.

Khái niệm về Công trình Xử lý Nước thải

Công trình Xử lý Nước thải là một khái niệm chung để chỉ một hệ thống tổ hợp bao gồm các hạng mục công trình và thiết bị đi kèm để biến nước thải thành nước sạch ở mức độ chấp nhận được. Có 4 loại nước thải có thể chảy vào hệ thống xử lý nước:

  • Nước thải sinh hoạt cư dân (domestic wastewater): do các hộ dân thải ra qua sinh hoạt gia đình, mua bán, văn phòng, ...
  • Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): do các nhà máy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung.
  • Nước thẩm lậu/nước chảy tràn (infiltration/inflow): nước thẩm lậu là tất cả các loại nước chảy vào hệ thống cống rãnh do sự rò rỉ, bể vỡ đường ống hoặc thấm qua tường chắn. Nước chảy tràn là lượng nước mưa chảy vào hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu nước mưa, mái nhà, hè phố, ...
  • Nước mưa (stormwater): nước tràn mặt do mưa tại chỗ. Tùy theo nhiệm vụ công trình và khả năng tài chính, người ta có thể tách ra từng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa riêng rẽ hoặc tổng hợp.

Theo thời gian, nước thải có thể tự làm sạch một phần nhờ quá trình chuyển hóa nước. Tuy nhiên, hiện nay con người chưa thể có những tác động lớn vào sự cân bằng nước trong thiên nhiên nhằm làm sạch nguồn nưóc mà chỉ có thể can thiệp, tạo ra các hệ thống xử lý nước thải đã bị ô nhiểm trưóc khi đổ vào nguồn tiếp nhận theo một số tiêu chuẩn đã được nhà nước ban hành.

Qui trình tổng quát của nguồn cấp nước và việc xử lý nước thải:

Hình1. Liên quan giữa nguồn nước cấp và xử lý nước thải

Các phương pháp cơ bản để Xử lý Nước thải

Công nghệ xử lý

Phương pháp xử lý

Công trình xử lý

Mục tiêu xử lý

Xử lý sơ bộ

+ Hóa lý

 

 

+ Hóa học

-   Tuyển nổi

-   Hấp phụ

-   Keo tụ …

-   Oxy hóa

-   Trung hòa

-    Tách các chất lơ lửng và khử màu

 

-    Trung hòa và khử độc nước thải

Xử lý tập trung

+ Cơ học

 

+ Sinh học

 

+ Khử trùng

 

+ Xử lý bùn cặn

-   Song chắn rác

-   Bể chắn rác

-   Bể lắng đợt I

-   Hồ sinh học

-   Cánh đồng lọc, tưới

-   Kênh oxy hóa

-   Aeroten

-   Bể lọc sinh học

-   Bể lắng đợt II

-   Trạm trộn clor

-   Máng trộn

-   Bể tiếp xúc

-   Bể metan

-   Sân phơi bùn

-   Trạm xử lý cơ học bùn cặn

-    Tách các chất lơ lửng và khử màu

 

 

-    Trung hòa và khử độc nước thải

Xử lý triệt để

+ Cơ học

 

+ Sinh học

 

+ Hóa học

-   Bể lọc cát

-   Bể Aeroten bậc II

-   Bể lọc sinh học bậc II

-   Hồ sinh học

-   Bể khử nitrat

-   Bể oxy hóa

-    Tách các chất lơ lửng

 

 

 

-    Khử N, P và các chất khác

 

 

Hình 2. Minh họa về sơ đồ xử lý nước thải

Các yêu cầu chính của một công trình xử lý nước thải

Một công trình Xử lý nước thải phải được xem xét trên cả 3 chỉ tiêu (3E):

  • Kỹ thuật (Engineering)
  • Kinh tế (Economics)
  • Môi trường (Environment)

Tổng quát, một dự án xử lý nước thải tốt cần có một số đặc điểm sau:

  • Sau khi xử lý, nước thải phải giảm được độ đục, màu, mùi, độ cứng và các chất hữu cơ gây bệnh thỏa các yêu cầu của Nhà nước (đảm bảo yêu cầu các Quy chuẩn Việt Nam).
  • Công trình càng đơn giản, càng bền vững và hiện thực thì càng tốt.
  • Công trình cần xem xét các liên quan đến mức độ lao động với chi phí thấp, giới hạn việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu và chuyên gia nước ngoài.
  • Công trình phải thỏa nhu cầu phát triển dân số., mức độ mở rộng công suất nhà máy.
  • Công trình cần thiết phải nằm trong khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng của cộng đồng địa phương (đối với các công trình công suất lớn).
  • Công trình cần được thừa nhận và đồng tình cao của cộng đồng và có sự tham gia càng nhiều càng tốt của cư dân, nguyên vật liệu tại chỗ (đối với các công trình công suất lớn)…

Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2015 đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đồng thời khẳng định sự chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam. Yêu cầu của Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày một tăng cao thông qua các Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn áp dụng. Các quy định, chế tài xử phạt ngày một nặng hơn và có xu hướng tăng cao để phù hợp với tình hình thực tế. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, đã và đang đổi mới tư duy kinh doanh, hình thức quản lý, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và coi đó như một nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao hình ảnh và chất lượng phục vụ khách hàng, hướng đến một loại hình vận tải thân thiện môi trường.

Quản lý và xử lý nước thải là một phần trong quản lý môi trường tại mỗi đơn vị, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu khái quát về công nghệ xử lý, phương pháp xử lý để các đơn vị trong Tổng công ty tham khảo, lựa chọn phù hợp.

Ks. Nguyễn Đức Linh – Ban HTQT & KHCN

Tài liệu tham khảo

  1. Luật bảo vệ môi trường 2014.
  2. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  3. Giáo trình Công trình xử lý nước thải – Lê Anh Tuấn (2005) – Trường đại học Cần Thơ – Khoa Công nghệ