Khoa học - Công nghệ

09:11 | 29/10/2018

Thu gom, phân loại và tái chế rác là tích cực bảo vệ môi trường

Chúng ta đang trở nên quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa. Chất nhựa đã có trong nguồn nước sinh hoạt, chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính chúng ta và các thế hệ mai sau. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen của mình, sẽ giúp góp phần làm hạn chế và giảm thải loại rác thải này. Thay vì kết thúc vòng đời tại các bãi rác, bạn hãy để rác thải có cơ hội đóng góp cho cuộc sống thêm xanh.

1. Hạn chế sử dụng nhựa và túi nilon

Rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa toàn cầu đối với hệ sinh thái và môi trường vùng ven biển. Báo cáo tổng kết mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cho thấy, mức rác thải toàn cầu đang tiến đến gần ngưỡng 3,4 tỷ tấn vào năm 2050, tăng mạnh so với con số 2 tỷ tấn vào năm 2016. Trong đó, đồ nhựa - tác nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái chiếm tới 12% tổng lượng rác thải toàn cầu hiện nay.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, với khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ. Tuy nhiên, phần lớn lượng rác thải nhựa này không được xử lý trong các bãi chôn lấp. Mỗi năm có khoảng 8-13 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và sinh kế của cộng đồng ven biển. Mức rác thải tăng nhiều nhất tập trung tại châu Á và châu Phi cận Sahara, và phần lớn nguồn gốc rác thải là từ thành thị. Ước tính đến năm 2030, thế giới sẽ thải ra khoảng 111 triệu tấn chai nhựa, hộp đựng thức ăn và các loại rác thải nhựa khác. Do rác thải nhựa cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Tại Việt Nam, theo Ông Trần Hồng Hà Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết, mỗi hộ gia đình thải ra hơn 1 túi ni lông mỗi ngày. Như vậy, trung bình mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và thải ra ngoài môi trường. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Trong đó, Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, mà rác thải nhựa ni lông chiếm 7%-8%.

Mặc dù, chưa có thống kê chính thức từ tổ chức nào về số lượng sử dụng ống hút nhựa ở Việt Nam, tuy vậy, từ thực tế hàng ngày, có thể khẳng định, con số này không nhỏ. Riêng đối với các sản phẩm về nhựa, năm 2017, Việt Nam nằm trong top 5 nước xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn đại dương.

Để bảo vệ bản thân và môi trường cho chính chúng ta và các thế hệ sau, trong khi các cơ quan chức năng nước ta chưa có quy định, kế hoạch về hạn chế sử dụng các loại vật dụng này, mỗi người tiêu dùng cần xem xét ngưng việc sử dụng các loại sản phẩm nhựa dùng một lần.

Để loại bỏ rác thải nhựa, Tổng công ty ĐSVN khuyến khích các đơn vị, cán bộ công nhân viên thực hiện các hành động thiết thực sau đây:

- Sử dụng túi dễ phân hủy sinh học/làn đựng thực phẩm khi mua sắm thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt để thể hiện trách nhiệm của bản thân với môi trường.

- Thay các bao bì đóng gói đơn giản bằng sử dụng giấy báo, bìa …

- Sử dụng các chai nước kim loại/ bình nước nhựa tiêu chuẩn thay thế các chai đựng nước dùng một lần tại các cơ quan, phòng họp …

- Tuyên truyền cho người thân về tác hại hủy hoại môi trường nghiêm trọng, lâu dài từ ô nhiễm nhựa để loại bỏ sử dụng hàng ngày.

2. Tăng cường thu hồi các sản phẩm thải bỏ

Chúng ta, ai cũng ý thức được rằng tái chế rác thải rất có lợi cho môi trường. Thế nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi lợi ích thực của tái chế là gì và tại sao chúng ta phải tái chế rác thải? Bạn có biết:

- Tái chế 1 tấn nhựa tiết kiệm được số năng lượng sử dụng tủ lạnh trong một tháng.

- Mỗi tấn giấy tái chế tiết kiệm được: 400 lít dầu, 4.100 kW điện, 31.780 lít nước.

- Tái chế một tấn giấy và bìa carton cứu được 15 cây gỗ.

- Tái chế một lon nhôm tiết kiệm đủ năng lượng để một ti vi hoạt động trong ba giờ và một bóng đèn sáng trong 12 giờ. 

- Năng lượng dùng để sản xuất một lon nhôm từ nguyên liệu thô có thể sản xuất được 20 lon nhôm từ nhôm tái chế.

 

Hãy chung tay hành động vì môi trường trong sạch, bền vững bằng cách thu hồi sản phẩm thải bỏ  từ đời sống sinh hoạt (ắc quy và pin thải, bóng đèn compact và huỳnh quang, dầu nhớt thải, săm lốp ô tô, đồ điện tử thải …) đến địa điểm gần nơi ở và tiếp tục tìm kiếm các địa điểm thu hồi gần bạn và gửi các chất thải này về các địa điểm thu hồi để xử lý đúng quy định theo các địa chỉ sau: