Tin tức & Sự kiện

08:35 | 20/06/2022

Đẩy mạnh kết nối liên vùng từ mô hình “Thông quan nhanh đường sắt”

Mô hình “thông quan nhanh đường sắt” còn gọi là mô hình “thông quan nhanh xuất nhập cảnh đường sắt”. Nhờ áp dụng mô hình này, những doanh nghiệp phù hợp với điều kiện quy định không cần phải làm thêm thủ tục hải quan, phía Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu dữ liệu điện tử thông qua hệ thống dữ liệu toa hàng đường sắt, qua đó nâng cao tốc độ thông quan cửa khẩu, tiết kiệm chi phí.

Ngày 29/5, chuyến tàu đường sắt Việt - Trung áp dụng mô hình “thông quan nhanh đường sắt” nhập cảnh qua cửa khẩu đường sắt Bằng Tường đã đến Trùng Khánh một cách thuận lợi. Đến nay, cùng với việc khởi hành thuận lợi tuyến đường sắt xuất khẩu, đã đánh dấu sự kết nối liên vùng hai chiều từ mô hình “thông quan nhanh đường sắt” tuyến quốc tế Việt - Trung.

Đến ngày 3/6, chuyến tàu xuất phát từ Trùng Khánh vận chuyển các linh phụ kiện động cơ, trụ vô lăng… đã đến cửa khẩu đường sắt Bằng Tường sau khi hoàn thành các thủ tục xuất khẩu tiến thẳng về phía Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuyến tàu đường sắt quốc tế Trung - Việt đầu tiên áp dụng mô hình “thông quan nhanh đường sắt” xuất khẩu liên vùng.

Chuyến tàu đường sắt Trung - Việt (Trùng Khánh - Yên Viên). 

Trước đây, các chuyến tàu xuất nhập khẩu liên vùng thường áp dụng mô hình thủ tục hải quan hai lần, tức là sau khi làm thủ tục hải quan tại ga xuất phát vẫn phải mở kẹp chì, tiến hành kiểm hoá tại cửa khẩu xuất cảnh, không chỉ mất thêm chi phí thủ tục hải quan, cẩu hàng, kho bãi..., mà còn bị kéo dài thời gian tại cửa khẩu từ 1 đến 2 ngày.

Sau khi áp dụng mô hình “thông quan nhanh đường sắt”, có thể giải quyết tất cả các thủ tục hải quan như: Mở tờ khai hải quan, làm thủ tục kiểm hoá... theo hình thức "một cửa" tại ga xuất phát, khi đến cửa khẩu không cần phải làm thêm bất cứ một thủ tục thông quan nào nữa. So với cách làm trước đây có thể tiết kiệm thời gian thông quan hơn 24h, mỗi một container hàng có thể tiết kiệm chi phí hơn 200 Nhân dân tệ.

tàu hàng liên vận quốc tế qua ga Đồng Đăng thế nào?

Nhân viên đường sắt Việt Nam đi kiểm đếm toa xe, kiểm tra tình trạng toa xe, niêm phong kẹp chì bảo vệ hàng.

Hiện nay giữa ga Đồng Đăng và ga Bằng Tường (Trung Quốc) chạy khoảng 5 đôi tàu/ngày. Còn theo Nghị định thư đường sắt giữa hai nước, hàng ngày được phép chạy 6 đôi, như vậy vẫn còn dư địa để tăng tàu. Tuy nhiên, năng lực đường sắt Việt Nam chưa đáp ứng được do hạ tầng kho bãi còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng. 

Ông Phạm Đức Khái, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt kiêm Trưởng ga liên vận quốc tế Đồng Đăng cho biết, từ giữa năm 2021 đến nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc đi qua cửa khẩu đường sắt ga Đồng Đăng tăng trưởng mạnh. Năm 2021 tăng trưởng 84% so với năm 2020. Xu hướng thời gian tới tiếp tục tăng cao. 

tàu hàng liên vận quốc tế qua ga Đồng Đăng thế nào?

Tàu hàng liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu về ga Đồng Đăng được tổ chức chặt chẽ trong đảm bảo hàng hóa, phòng dịch và các thủ tục hải quan. 

Được biết, từ cuối tháng 9 năm ngoái, Quảng Tây đã áp dụng mô hình “thông quan nhanh đường sắt” tuyến đường sắt Việt - Trung trong phạm vi ở Quảng Tây, lần này mô hình “thông quan nhanh đường sắt” được vận hành liên khu vực sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực vận tải logistics xuyên biên giới, thúc đẩy kết nối liên vùng hai chiều.