Dặm dài đất nước

  • Tập 6: Chuyến tàu tri thức

    14:27 | 22/08/2018
    Nghệ An – vùng đất có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.  
  • Tập 5: Ký ức thành Nam

    09:27 | 16/08/2018
    Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến tuyến đường sắt Bắc - Nam, thuận tiện cho hành khách vùng nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Nhắc đến thành Nam (Nam Định) chúng ta không thể bỏ qua nhà máy dệt Nam Định, nơi từng là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Năm 1900, một số tư bản Pháp trong Công ty Bông - Vải - Sợi Bắc Kỳ tham gia kinh doanh. Sau năm 1954, nhà máy được Nhà nước Việt Nam tiếp quản.
  • Tập 4: Tuyến hỏa xa trăm năm trong lòng thành phố

    13:36 | 08/08/2018
    Nhắc đến Hà Nội nghàn năm tuổi, bạn không thể không nhắc đến cầu Long Biên, cây cầu đi dọc lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cây cầu này cũng là một phần của tuyến hỏa xa trăm năm trong lòng thành phố. Cùng với ga Hà Nội (xưa là ga Hàng Cỏ), ga Gia Lâm, phố Phùng Hưng... tất cả đã tạo nên một tuyến hỏa xa đặc biệt trăm năm giữa thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • Tập 3: Hành trình về miền khói lửa Quảng Trị

    16:00 | 31/07/2018
    Quảng Trị là mảnh đất của những trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là một trong những nơi đụng độ quyết liệt nhất, chiến trường khốc liệt nhất, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước trong 21 năm. Mảnh đất có tới 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, mỗi nơi có hơn 10.000 liệt sĩ an nghỉ. Những con số ấy phần nào diễn tả sự khốc liệt của cuộc chiến đã qua trên mảnh đất này.  
  • Tập 2: Chuyến tàu lịch sử - Ga Hải Phòng

    10:43 | 26/07/2018
    Sau khi chiếm được Miền Bắc, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài 102 km nối liền hai thành phố này. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng.
  • Tập 1: Chuyến tàu văn chương - Ga Cẩm Giàng

    16:50 | 23/07/2018
    Hẳn bạn vẫn còn nhớ hình ảnh đoàn tầu trong truyện ngắn 'Hai Đứa Trẻ' của nhà văn Thạch Lam. Chuyến tàu đêm là hoạt động cuối cùng trong ngày của phố huyện ghé qua như mang theo ánh sáng, nhịp sống của một thế giới khác. Ít người biết rằng chuyến tầu đó cũng chính là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và cậu bé An lại chính là Thạch Lam.